Mối là côn trùng thích ăn gỗ và các vật liệu tổng hợp chứa xenlulozo dùng trong xây dựng. Để bảo vệ công trình tránh được mối cần kiểm tra và trừ mối định kỳ. Những khu vực bị rò rỉ nước cần khắc phục ngay để ngăn ngừa mối tìm đến. Với công trình mới xử lý nền móng thật kỹ để loại bỏ mối đang hoạt động. Các trụ cột gỗ sử dụng làm dầm, trần phải chống được mối mọt trong thời gian dài. Bài viết này sẽ giới thiệu dịch vụ diệt mối giá rẻ quận 7 năm 2025 mới nhất.

Diệt mối giá rẻ quận 7 năm 2025
Diệt mối giá rẻ quận 7 năm 2025

Phần lớn mối vào nhà do có độ ẩm cao và gỗ bị mục nát không được phát hiện sớm. Một khi mối đã vào được trong nhà nhanh chóng lan sang nhưng khu vực khác. Theo thời gian nhiều vật dụng sẽ bị rỗng ruột dẫn đến sụp đổ bất kỳ lúc nào. Để càng lâu thì thiệt hại sẽ tăng lên theo cấp số nhân và chi phí sữa chữa sẽ lớn. Mối đất và Formosa là loài đáng sợ nhất cần phải có biện pháp phòng chống.

Mối vào nhà bằng cách nào?

Mối có thể xâm nhập vào nhà theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là những con đường phổ biến mà chúng sử dụng để tấn công nhà cửa:

Từ dưới lòng đất
  • Mối đất xây dựng đường hầm bùn để di chuyển từ tổ dưới đất vào nhà.
  • Chúng thường đi qua nền móng, khe nứt bê tông, kẽ hở sàn nhà hoặc đường ống nước.
  • Nếu nhà có đất ẩm, nhiều gỗ mối sẽ dễ dàng tìm được nguồn thức ăn.
Bay vào nhà
  • Mối cánh bay vào nhà qua cửa sổ, lỗ thông gió hoặc khe hở tường vào mùa mối sinh sản.
  • Sau khi rụng cánh, chúng tìm nơi thích hợp để xây tổ mới, thường là chỗ ẩm và có gỗ.
Qua gỗ bị nhiễm mối
  • Nếu mang thùng carton từ nơi có mối vào nhà, chúng có thể tiếp tục sinh sôi và lan rộng.
  • Mối có thể ẩn nấp bên trong gỗ hàng tháng mà không bị phát hiện.
Đường ống nước, dây cáp điện
  • Mối có thể lợi dụng các khe hở quanh đường ống nước, dây điện để bò vào trong nhà.
  • Những khu vực này thường có độ ẩm cao, tạo điều kiện lý tưởng cho mối sinh sống.
Tường nhà bị nứt hoặc hư hỏng
  • Mối có thể len lỏi qua khe nứt trên tường, nền nhà, trần nhà hoặc mái tôn.
  • Các vết nứt nhỏ cũng đủ để mối chui vào và bắt đầu xây tổ.

Mối sinh sản bằng cách nào?

Mối sinh sản bằng cách đẻ trứng, và quá trình sinh sản diễn ra theo hệ thống phân cấp. Dưới đây là cách mối sinh sản và phát triển:

Vai trò của mối chúa và mối vua
  • Mối chúa là cá thể sinh sản chính trong đàn, có thể đẻ hàng nghìn trứng mỗi ngày.
  • Mối vua có nhiệm vụ giao phối với mối chúa để duy trì việc sinh sản.
  • Cả hai đều sống trong tổ chính, nơi có điều kiện lý tưởng để bảo vệ trứng và ấu trùng.
Quá trình sinh sản của mối

Giai đoạn 1: Mối cánh giao phối và tạo tổ mới

  • Vào mùa sinh sản mối cánh bay ra khỏi tổ cũ để tìm bạn tình.
  • Sau khi tìm được nơi thích hợp, chúng rụng cánh, ghép đôi và đào tổ mới dưới đất.
  • Lúc này, chúng trở thành mối chúa và mối vua của đàn mới.

Giai đoạn 2: Mối chúa bắt đầu đẻ trứng

  • Ban đầu, mối chúa chỉ đẻ một số ít trứng để hình thành đàn.
  • Khi tổ phát triển, mối chúa có thể đẻ tới hàng triệu trứng trong suốt vòng đời của mình.

Giai đoạn 3: Trứng nở thành ấu trùng

  • Sau khoảng 2 tuần, trứng nở thành ấu trùng.
  • Mối thợ sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng ấu trùng bằng dịch dinh dưỡng từ miệng.

Giai đoạn 4: Phân hóa thành các nhóm trong đàn

Tùy theo nhu cầu của đàn, ấu trùng phát triển thành một trong ba nhóm chính:

  • Mối thợ làm nhiệm vụ kiếm ăn, xây tổ, chăm sóc ấu trùng.
  • Mối lính có hàm lớn để bảo vệ tổ.
  • Mối sinh sản dự bị nếu mối chúa chết, một số mối thay thế để tiếp tục sinh sản.

Mối sinh sản nhanh như thế nào?

  • Một mối chúa có thể đẻ từ 1.000 – 10.000 trứng mỗi ngày, tùy theo loài.
  • Một đàn mối có thể chứa hàng triệu cá thể trong vài năm nếu không bị kiểm soát.
  • Mối sinh sản quanh năm, nhưng mạnh nhất vào mùa nóng ẩm.

GreenHouse Pest Control diệt côn trùng chuột, mối, ruồi. Liên hệ dịch vụ diệt mối giá rẻ quận 7 năm 2025, hotline: 0932 609 5150931 144 568.