Ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày nơi mà có nhiều rác, chất thải, phân gia xúc. Đặc biệt tại những khu vực bị ô nhiễm, ẩm ướt rất thích hợp cho ruồi phát triển. Ấu trùng ruồi cần chất hữu cơ có trong chất thải để chuyển qua giai đoạn tiếp theo. Vòng đời phát triển của ruồi khoảng từ 7 – 14 ngày nên số lượng sẽ gia tăng nhanh. Khi vào trong nhà chúng sẽ mang theo nhiều ký sinh trùng gây bệnh lây sang người. Bằng cách lây qua đường ăn uống bám hoặc đậu trên bề mặt thực phẩm. Bài viết này sẽ giới thiệu dịch vụ diệt ruồi giá rẻ tphcm năm 2025 mới nhất.

Diệt ruồi giá rẻ tphcm năm 2025
Diệt ruồi giá rẻ tphcm năm 2025

Khoảng trống giữa trần, cửa sổ, cửa ra vào thường là nơi mà ruồi sẽ tận dụng để vào nhà. Tại những khu vực này có thẻ lắp màn che có lỗ nhỏ để ngăn ruồi. Điều quan trọng là bảo quản thực phẩm thật cẩn thận trong hộp kín. Dọn dẹp và lau chùi sàn, mặt bàn, dụng cụ nấu ăn sau khi sử dụng. Không thể trái cây chín thôi trên cây hoặc thùng chứa rác không có nắp đậy. Hạn chế tối đa độ ẩm xung quanh nhà hoặc để cỏ dại mọc cao qua đầu.

Vì sao khu vực ô nhiễm có nhiều ruồi?

Khu vực ô nhiễm thường có nhiều ruồi vì những lý do sau:

  • Thức ăn: Ruồi bị thu hút bởi rác thải, thực phẩm, xác động vật và chất hữu cơ phân hủy.
  • Môi trường: Ruồi đẻ trứng vào những nơi có nhiều chất hữu cơ mục nát như rác. Ấu trùng phát triển nhanh trong môi trường ẩm ướt và nhiều chất dinh dưỡng.
  • Nhiệt độ và độ ẩm: Những khu vực ô nhiễm thường có độ ẩm cao do nước tù đọng. Những yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho ruồi sinh sôi.
  • Vệ sinh: Ở những nơi ô nhiễm khiến ruồi sinh sôi không kiểm soát và tránh được kẻ thù.

Nhà ruồi nhiều quá phải làm gì?

Nếu nhà có quá nhiều ruồi, có thể áp dụng các biện pháp sau để diệt và ngăn ruồi quay lại:

Dọn dẹp vệ sinh kỹ lưỡng
  • Đậy kín thức ăn, không để thực phẩm thừa ngoài không khí.
  • Đổ rác hàng ngày, giữ thùng rác sạch sẽ, có nắp đậy kín.
  • Vệ sinh cống rãnh, nơi ẩm ướt, vì đây là nơi ruồi đẻ trứng.
  • Không để nước tù đọng, vì ruồi thích môi trường ẩm thấp.
Dùng bẫy diệt ruồi tự nhiên
  • Bẫy chai nhựa: Cắt đôi chai nhựa, đổ vào ít nước đường hoặc giấm táo để dụ ruồi vào bẫy.
  • Giấm táo + xà phòng: Đổ giấm táo vào ly, thêm vài giọt xà phòng, ruồi bay vào sẽ chìm.
  • Trồng cây: Húng quế, bạc hà, sả, hoặc oải hương giúp xua đuổi ruồi.
Sử dụng hóa chất an toàn
  • Dùng băng dính bắt ruồi: Treo ở nơi ruồi thường xuyên bay qua.
  • Xịt tinh dầu tự nhiên: Sả, bạc hà hoặc giấm pha loãng có thể xịt quanh nhà.
  • Sử dụng thuốc diệt côn trùng nhưng cần thận trọng khi dùng trong nhà có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi.
Ngăn ruồi quay lại
  • Đóng kín cửa, dùng lưới chống côn trùng để ngăn ruồi bay vào nhà.
  • Bật quạt: Ruồi không thích gió mạnh, quạt có thể giúp đuổi chúng đi.

Ruồi lây lan những bệnh nào?

Ruồi thường đậu vào rác thải, xác động vật, phân, cống rãnh rồi lại bay vào thức ăn. Dưới đây là một số bệnh mà ruồi có thể lây lan:

Bệnh đường tiêu hóa
  • Tiêu chảy, kiết lỵ: Do vi khuẩn Shigella, Salmonella từ phân và rác bẩn.
  • Ngộ độc thực phẩm: Vi khuẩn E. coli và Salmonella từ thức ăn ô nhiễm do ruồi đậu vào.
  • Thương hàn: Lây qua thực phẩm hoặc nước uống nhiễm vi khuẩn Salmonella typhi.
Bệnh về da
  • Nhiễm trùng da: Ruồi mang vi khuẩn có thể gây viêm da, lở loét nếu đậu lên vết thương hở.
Bệnh về mắt
  • Đau mắt đỏ: Vi khuẩn từ ruồi có thể gây nhiễm trùng mắt, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
  • Bệnh mắt hột: Chlamydia trachomatis, có thể gây giảm thị lực nếu không chữa trị kịp thời.
Bệnh giun sán
  • Mang trứng giun, sán từ phân động vật và lây lan vào thức ăn, gây nhiễm giun sán khi ăn phải.
Một số bệnh khác
  • Lao: Vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) có thể lây gián tiếp qua ruồi.
  • Bệnh tả: Vi khuẩn Vibrio cholerae có thể lan truyền qua ruồi từ phân người bệnh.

GreenHouse Pest Control diệt côn trùng chuột, mối, ruồi. Liên hệ dịch vụ diệt ruồi giá rẻ tphcm năm 2025, hotline: 0932 609 5150931 144 568.