Ruồi mang theo nhiều mầm bệnh từ phân, bãi rác vào thức ăn, nước uống khi đậu. Mầm bệnh sẽ lây sang người và vật nuôi khi ăn phải những thức ăn ruồi bám vào. Thực phẩm tươi sống, đồ uống có ga, bánh ngọt là những thức ăn thu hút ruồi. Cần bảo quản trong hộp kín sau khi sử dụng xong. Không chỉ ruồi và nhiều côn trùng gây hại khác cũng sẽ tìm đến khi có thức ăn. Bài viết này sẽ giới thiệu dịch vụ diệt ruồi quận Thủ Đức giá rẻ nhất năm 2024.
Vòng đời phát triển của ruồi từ giai đoạn trứng đến trưởng thành khoảng 7 – 14 ngày. Trứng thường được đẻ trên phân, xác động vật chết để tiêu thụ chất thải. Những khu vực chế biến thức ăn có ruồi sẽ mang đến cảm giác kém vệ sinh. Các dụng cụ nhà bếp sau khi dùng xong cần được rửa sạch và phơi khô. Có thể đặt thêm bãy nhử ruồi ở những khu vực có nguy cơ cao về ruồi.
Tóm tắt nội dung
Ruồi ăn bằng cách nào?
- Ruồi ăn bằng cách hút hoặc liếm thức ăn. Chúng không thể nhai thức ăn như con người, vì miệng của ruồi được thiết kế để hút chất lỏng.
- Sử dụng vòi: Miệng được sử dụng để hút chất lỏng. Khi tiếp cận thức ăn, chúng sẽ duỗi vòi liếm ra để tiếp xúc với bề mặt thức ăn.
- Hóa lỏng: Ruồi tiết ra một loại enzym để làm mềm và phân hủy thức ăn thành chất lỏng. Sau đó, chúng hút thức ăn này vào cơ thể.
Ruồi thường bị thu hút bởi các loại thức ăn như thức ăn thối rữa, phân. Chúng cũng hút được nước từ hoa quả, thực phẩm ngọt, và chất lỏng khác. Cách ăn này khiến ruồi có khả năng lây lan vi khuẩn và mầm bệnh. Vì chúng dễ tiếp xúc với các bề mặt bẩn và chuyển vi khuẩn từ nơi này sang nơi khác.
Ruồi mang những vi khuẩn nào?
Ruồi mang nhiều loại vi khuẩn gây bệnh do chúng thường tiếp xúc với môi trường bẩn. Một số vi khuẩn phổ biến mà ruồi có thể mang theo và lây lan bao gồm:
- Salmonella: Gây ngộ độc thực phẩm. Vi khuẩn này có thể gây tiêu chảy, sốt, và đau bụng.
- E. coli: Có thể gây ngộ độc thực phẩm và nhiễm trùng đường tiêu hóa nghiêm trọng.
- Shigella: Gây bệnh lỵ trực khuẩn, dẫn đến tiêu chảy, co thắt bụng, sốt.
- Vibrio cholerae: Có thể gây tiêu chảy nặng và mất nước. Đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
- Staphylococcus aureus: Vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng da, ngộ độc thực phẩm.
- Clostridium perfringens: Với các triệu chứng như đau bụng và tiêu chảy sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.
- Campylobacter: Gây nhiễm khuẩn đường ruột với các triệu chứng như tiêu chảy và đau bụng.
Loại bỏ ruồi bằng cách nào?
Để loại bỏ ruồi hiệu quả có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên và hóa học. Bên cạnh việc kết hợp với việc duy trì vệ sinh sạch sẽ. Dưới đây là một số cách phổ biến:
Giữ vệ sinh
- Dọn dẹp rác thải: Đậy kín thùng rác và dọn sạch thường xuyên để tránh thu hút ruồi.
- Thực phẩm: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh hoặc đậy kín để không thu hút ruồi.
- Nhà cửa: Lau sạch bề mặt bếp, bàn ăn, và các khu vực dễ bám thức ăn thừa, đường.
Bẫy ruồi
- Giấm táo: Pha giấm táo với vài giọt xà phòng ruồi sẽ bị thu hút bởi giấm và mắc kẹt.
- Đường và nước: Pha nước đường trong một chai có cổ hẹp, ruồi sẽ bay vào nhưng khó thoát ra.
- Tinh dầu: Các loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà, oải hương, chanh có thể đuổi ruồi. Có thể xịt quanh nhà hoặc đặt bông thấm tinh dầu ở cửa sổ.
- Keo dính để bắt ruồi ở những nơi chúng thường bay vào. Keo dính là giải pháp đơn giản và không gây hại cho sức khỏe.
GreenHouse Pest Control diệt côn trùng chuột, mối, ruồi. Tìm hiểu diệt ruồi quận Thủ Đức giá rẻ nhất, hotline: 0932 609 515 – 0974 426 255.