2019-nCov là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây từ người sang người. Bệnh hiện đang xuất hiện ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Để hạn chế sự lây nhiễm rất cần sự chung tay gop sức của tất cả mọi người. Tìm hiểu về cẩm nang phòng bệnh vi rút Corona (2019-nCov).

Cẩm nang phòng bệnh vi rút Corona (2019-nCov)
Cẩm nang phòng bệnh vi rút Corona (2019-nCov)

Bệnh 2019-nCoV là gì?

Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chuẩn virus Corona mới gọi tắt là 2019-nCoV. Đây là loại virus mới phát hiện, được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Vi rút gây viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy sự lây lan từ người sang người. Ngoài chuẩn Corona mới phát hiện này, đã có 6 chuẩn virus Corona khác được biết tới ngày ngay có khả năng lây nhiễm ở người.

2019-nCoV có nguồn gốc từ đâu?

Các cơ quan y tế và đối tác đang nỗ lực để xác minh nguôn gốc của 2019-nCoV. Vi rút Corona là một betacoronavirus, giống như MERS và SARS. Tất cả đều có nguồn gốc vật chủ là từ loài dơi. Virus Corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật như lạc đà, mèo và dơi. Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc cụ thể của virus. SARS, một loại virus Corona khác xuất hiện lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ loài cầy hương. Trong khi MERS, một loại virus Corona khác lây nhiễm cho người, bắt nguồn từ lạc đà.

2019-nCoV lây lan như thế nào?

Đến nay, bệnh được xác định là có lây từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp với chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh. Bệnh còn lây qua đường gián tiếp khi bàn tay người lành tiếp xúc tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm virus. Sau đó, đưa vào mắt, mũi, miệng và gây nhiễm bệnh. Do đó, phòng bệnh cơ bản là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và các biện pháp dự phòng không dùng thuốc. Theo một số nghiên cứu, bệnh cũng có thể lây qua đường tiêu hóa.

2019-nCoV có giống với vi rút MERS-CoV hoặc SARS-CoV không?

2019-nCoV mới xuất hiện gần đây không giống với virus Corona gây ra hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc virus Corona gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Tuy nhiên, các phân tích di truyền cho thấy virus này xuất hiện từ một loại vi rút liên quan đến SARS. Hiện nay, những cuộc điều tra đang diễn ra để tìm hiểu thêm về vấn đề này.

2019-nCoV có những triệu chứng gì?

Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu chứng: Sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCoV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong. Đặc biệt, ở những người có bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch.

Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh?

– Tránh đi lại, du lịch nếu đang có sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ. Đồng thời, chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.

– Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng. Nếu không có nước sạch và xà phòng thì có thể dùng dung dịch sát khuẩn bàn tay nhanh.

– Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng đề phòng lây nhiễm bệnh.

– Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Nếu cần thiết phải tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang y tế đúng cách.

– Khi ho, hắt hơi hãy lấy tay che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng, bỏ khăn giấy vào thùng rác rồi rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

– Không khạc nhổ bữa bãi nơi công cộng.

– Hạn chế đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh.

– Tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ.

– Ăn chín, uống sôi.

– Hạn chế tiếp xúc với động vật hoang dã.

Những người về từ vùng có dịch cần phải làm gì?

– Khai báo với cơ quan sở tại để được hỗ trợ và cách ly theo quy định.

– Nếu có một trong những dấu hiệu sau: sốt/ho/khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ. Thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

– Nếu phải đến Trung Quốc hoặc vùng có dịch tôi phải làm gì?

– Nếu không có việc cần thiết hoặc công việc đột xuất, không nên đến vùng có dịch.

– Trường hợp bắt buộc phải đến vùng có dịch, hạn chế ra khỏi nhà, thường xuyên áp dụng các biện pháp phòng bệnh đã nói ở trên.

– Nếu có dấu hiệu sốt/ho/khó thở phải đeo khẩu trang. Thông báo ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

– Thường xuyên theo dõi thông tin, khuyến cáo của ngành y tế địa phương.

Nếu tôi bị sốt, ho, khó thở tôi phải làm gì?

– Không nên đi du lịch

– Phải đeo khẩu trang y tế và đến khám bệnh tại cơ sở y tế gần nhất.

– Hạn chế nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần đeo khẩu trang theo đúng quy cách.

Khi nào cần phải đeo khẩu trang?

– Có dấu hiệu bệnh viêm đường hô hấp như: sốt/ho/khó thở.

– Có tiếp xúc gần với người bị mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp.

– Đến khu vực công cộng.

Sử dụng khẩu trang y tế như thế nào đúng cách?

– Chỉ sử dụng 1 lần

– Khi đeo khẩu trang phải để mặt màu xanh đậm ra ngoài do mặt này có tính chống nước. Các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

– Cần mang khẩu trang vừa vặn, không quá rộng cũng không quá chật. Có thể che kín được cả miệng và mũi.

– Khi tháo khẩu trang cầm vào dây deo qua tai, tháo và cho vào thùng rác. Rửa tay với xác phòng và nước sạch ngay sau khi vứt bỏ khẩu trang.

Chú ý:

– Không nên kéo khẩu trang xuống miệng hoặc cằm.

– Không nên sờ tay vào mặt trước của khẩu trang, vì động tác sờ tay sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác. Sau đó, truyền bệnh lại cho mình và những người xung quanh.

– Không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay.

GreenHouse Pest Control khử trùng sát khuẩn tận nơi giá rẻ. Tìm hiểu về cẩm nang phòng bệnh vi rút Corona (2019-nCov), hotline: 0932 609 5150974 426 255.